KHẮC PHỤC VÀ NGĂN NGỪA TÁI NHIỄM NẤM CANDIDA NHƯ THẾ NÀO?
Nấm Candida là một loại nấm phổ biến gây nhiễm trùng trên người và thường gặp ở phụ nữ. Tuy không nguy hiểm nhưng dễ tái đi tái lại nên người bệnh thường rất lo lắng và luôn có câu hỏi: “Làm sao để hạn chế tái phát nấm Candida?”. Hãy đọc tiếp bài viết để cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại nấm này và trả lời câu hỏi trên nha.
1. Nấm Candida là gì?
Nấm Candida là một loại viêm nhiễm do nấm men gây ra. Các chủng nấm men này được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trong môi trường sống. Thông thường, nấm men Candida được kiểm soát bởi lợi khuẩn và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi các vi sinh vật đường ruột có ích chịu tác động bởi kháng sinh hoặc yếu tố môi trường, khả năng kiểm soát trên bề mặt da sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và gây tổn thương ở nhiều bộ phận trên cơ thể.
2. Các biểu hiện khi nhiễm nấm Candida
Tùy vào vùng da nhiễm nấm mà các biểu hiện sẽ khác nhau. Những triệu chứng do nấm Candida gây ra thường là:
– Tưa miệng: nấm sẽ ảnh hưởng đến các bề mặt ẩm xung quanh môi, bên trong má, trên lưỡi và vòm miệng.
– Viêm thực quản: nấm Candida từ miệng có thể lan sang thực quản, gây viêm thực quản.
– Nhiễm nấm Candida ở da: những vùng da nhiễm nấm là những vùng da ít được thông thoáng như bàn tay của những người thường xuyên đeo găng tay, vàng da ở móng tay của những người thường xuyên tiếp xúc với nước.
– Nhiễm nấm Candida toàn thân: nấm Candida có thể xâm nhập vào máu qua ống thông khí hoặc vết thương phẫu thuật làm nhiễm trùng máu, từ đó lây lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng nặng.
3. Một số cách phòng ngừa tái nhiễm nấm Candida hiệu quả
Nấm Candida là một loại nấm gây nhiễm trùng khá phổ biến và xảy ra với mọi đối tượng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm nếu áp dụng các biện pháp sau:
– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô thoáng
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên
– Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh
– Tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực
– Sử dụng các sản phẩm có khả năng hỗ trợ kháng nấm
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm nấm Candida, chúng ta nên đến gặp Bác sĩ Da liễu để kiểm tra, xác định và điều trị bệnh. Bên cạnh sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần trị nấm Candida phổ biến như Miconazole hay Fluconazole, Ketoconazol, bạn nên dùng kèm sản phẩm hỗ trợ như sữa tắm Selsun Fungi Shower. Với kết cấu dạng kem dịu nhẹ bao gồm thành phần Miconazole Nitrate và Dipotassium Glycyrrhizate, tình trạng nấm Candida sẽ được cải thiện cũng như ngăn ngừa các biểu hiện tái phát trở lại. Bạn chỉ cần thoa một lượng sản phẩm lên vùng da đang mắc phải tình trạng trên và chờ 2-3 phút cho sản phẩm thấm sâu vào da, sau đó làm ướt và tạo bọt để tắm toàn thân. Bạn nên sử dụng hàng ngày để có kết quả tốt nhất và tiếp tục duy trì để ngăn ngừa các biểu hiện quay lại.
< Nguồn: Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec – Hải Phòng>