NẤM MÓNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH VIỆC TÁI PHÁT

Nấm móng rất hay xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Tình trạng lan nhanh của nấm làm móng bị hư, có thể dẫn đến mưng mủ, gây đau đớn cho người nhiễm, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Ngay cả khi hết các triệu chứng, nấm móng vẫn có khả năng quay trở lại, vì thế việc tìm hiểu kỹ càng các thông tin sẽ hạn chế tình trạng tái phát nấm.

I. Nguyên nhân gây nấm móng

Nhiễm nấm móng do nhiều sinh vật nấm khác nhau gây ra. Phổ biến nhất là nấm dermatophyte, ngoài ra nấm men và nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng móng.

“Macro close-up of a male foot infected with toenail fungus. Shallow DOF, please zoom in to see the detail. (Canon 5D Mark II, Adobe RGB)Related photos:”

Nấm móng phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khi móng già, giòn và khô, các vết nứt sẽ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào. Những yếu tố khác như giảm lưu thông máu đến bàn chân, hệ thống miễn dịch suy yếu,… cũng có thể ảnh hưởng nhất định đến việc móng nhiễm nấm.

II. Các thói quen giúp ngăn ngừa và tránh tái nhiễm nấm móng

Một đặc điểm nguy hiểm và gây khó chịu ở nấm móng chính là chúng nhanh chóng lây lan khắp bàn chân, thậm chí có thể là các bộ phận khác. Xây dựng những thói quen sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh nấm móng từ đầu, hoặc tránh tái nhiễm về sau:

1. Rửa tay chân thường xuyên. Giữ ẩm móng sau khi rửa.

2. Cắt móng tay gọn gàng, làm phẳng các cạnh móng bằng dũa. Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi lần sử dụng.

3. Thường xuyên thay tất. Chọn giày làm bằng vật liệu thông thoáng, vệ sinh giày bằng chất khử trùng hoặc bột chống nấm.

4. Nên mang giày dép trong khu vực hồ bơi và phòng thay đồ.

5. Chọn tiệm làm móng sử dụng dụng cụ làm móng tiệt trùng cho mỗi khách hàng.

6. Không nên sử dụng sơn móng tay và móng tay nhân tạo.

III. Cách cải thiện triệu chứng hiệu quả, tránh tái phát nấm móng

Nhiễm nấm móng có thể khó chữa dứt điểm và dễ bị tái lại. Việc hồi phục cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại nấm gây ra. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đầu tiên của nấm móng, bạn nên đến gặp Bác sĩ để được điều trị sớm.

Để hết nhanh nấm móng, bên cạnh sử dụng các thuốc kháng nấm có chứa thành phần như Itraconazole hay Terbinafine, người mắc phải cũng cần kết hợp các yếu tố vệ sinh vùng móng bị tổn thương và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Với sữa tắm Selsun Fungi Shower có kết cấu dạng kem dịu nhẹ bao gồm thành phần Miconazole Nitrate và Dipotassium Glycyrrhizate, tình trạng nấm sẽ được cải thiện cũng như hạn chế việc tái phát trở lại. Bằng cách thoa một lượng sản phẩm lên vùng móng bị viêm nhiễm trong 2-3 phút, tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện rõ rệt. Nên sử dụng hàng ngày để ngăn các biểu hiện quay lại.

< Nguồn: Trang thông tin Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec>.